Top 12 Địa chỉ mua đặc sản Thái Nguyên làm quà cực ngon mà bạn không nên bỏ qua
Đến thăm thú bất kì tỉnh thành nào bạn cũng muốn tìm mua những đặc sản vùng miền về làm quà. Đến Thái Nguyên sẽ nghĩ đến mua chè xanh. Đúng, đương nhiên quê chè thì phải mua chè. Thế nhưng, Thái Nguyên còn rất nhiều loại đặc sản khác. Hôm nay, Toplist sẽ giới thiệu đến các bạn những đặc sản Thái Nguyên và địa điểm mua chúng.
Chè Tân Cương
Thái Nguyên nổi tiếng với những đồi chè xanh ngút ngàn. Du khách đến với Thái Nguyên thường mua những gói chè búp nơi đây về làm quà. Chè Thái Nguyên ngon nhất phải là chè Tân Cương.
Chè Tân Cương có mùi thơm mạnh, mùi cốm và bền, vị chát đậm dịu, hài hòa, không đắng gắt, nước chè xanh, rất hấp dẫn. Nhờ kinh nghiệm trong canh tác và chế biến, người dân ở Tân Cương đóng gói và cho ra mắt những túi chè chất lượng. Bất kì ai có sở thích thưởng trà đều quyến luyến hương vị chè Tân Cương.
Địa chỉ mua chè Tân Cương ngon nhất:
Hợp tác xã chè Thanh Lương, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cơm lam Định Hóa.
Cơm lam là một trong những món ăn dân giã của đồng bào dân tộc thiểu số Định Hóa. Món ăn này chinh phục mọi vị giác với sự khéo léo của người chế biến: nấu cơm trong ống nứa.
Cơm lam được nấu từ gạo nếp ngon, thường là thứ gạo thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10. Gạo được cho vào các ống nứa, ống tre non và nướng đều tay trên bếp lửa. Khi cơm chin, tước những ống nứa ra, hít hà mùi gạo nếp quyện với mùi ống tre gợi nên cảm giác dân giã. Hạt cơm dẻo mềm ăn kèm với muối vừng thì đúng là tuyệt vời. Chọn cơm lam là quà mang về tặng người thân vừa gần gũi, vừa ý nghĩa.
Địa chỉ mua cơm lam ngon:
Khu du lịch Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên
Trám đen Hà Châu.
Trám đen là một trong những sản vật của mảnh đất Hà Châu, Thái Nguyên. Do hợp thổ nhưỡng với mảnh đất này, trám ở Hà Châu ngọt, bùi và chặt thịt hơn ở những mảnh đất khác.
Trám có thể sử dụng làm vị thuốc hay dùng để chế biến món ăn, bởi lẽ vậy mà du khách rất thích mua trám về làm quà. Người ta thường dùng trám làm món trám om và trám nấu. Món trám om là trám đun trong nước nóng khoảng 15 phút, khi ăn ăn kèm với thịt luộc và chấm tương, sẽ cảm nhận được vị ngậy béo. Trám nấu là trám đun trong nước muối sau đó đổ ra ngâm trong vại. Người ta dùng trám đen để làm gỏi và nhiều món khác.
Địa chỉ bán trám đen:
Xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Bánh chưng Bờ Đậu.
Bánh chưng Bờ Đậu ra đời vào năm 1960 tại xã Cổ Lũng do cụ Nguyễn Thị Đấng khai sinh ra. Bánh chưng là món ăn truyền thống quen thuộc với người dân Việt Nam. Vậy bánh chưng Bờ Đậu có gì đặc sắc mà thu hút mọi người đến vậy?
Bánh chưng Bờ Đậu khác với bánh chưng vùng miền khác là thợ bánh gói không sử dụng khuôn nhưng vẫn tạo thành hình vuông đẹp mắt. Gạo là thứ gạo nếp từ vùng Định Hóa trắng, tròn, mẩy. Đậu xanh đãi vỏ chọn loại vỏ mỏng, vàng tươi có độ dẻo tự nhiên. Thịt ba chỉ ướp tiêu làm cho bánh chưng có độ ngậy, thơm. Bánh nấu theo đúng quy trình, nước nấu từ giếng làng Bờ Đậu mà người ta hay gọi là “giếng thần”.
Bánh chưng Bờ Đậu mang những nét đặc chưng của ẩm thực Việt, lại có những cái mới lạ vùng miền. Bánh chưng rất ngon, nhận được sự yêu thích của du khách Việt Nam và cả du khasch nước ngoài.
Địa chỉ bán bánh chưng Bờ Đậu:
Xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Mật ong rừng
Mật ong là đặc sản quý của Thái Nguyên nổi tiếng trong và ngoài nước. Mật ong mang hương vị hoa vải, hoa nhãn đậm chất Bắc. Mật ong được người dân thu hoạch bằng phương pháp thủ công, tự vào rừng lấy mật ong về lọc cho sạch rồi bảo quản.
Ưu điểm của mật ong Thái Nguyên là ngọt tự nhiên, không đổi màu, không biến chất, không lắng cạn, không cần bảo quản lạnh. Mật ong tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, bởi thế mua mật ong rừng Thái Nguyên làm quà đúng là hợp lí.
Địa chỉ bán mật ong rừng:
Xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Miến Việt Cường
Miến Việt Cường là đặc sản của Thái Nguyên. Miến Việt Cường được đóng gói bày bán ở nhiều nơi, ở cả siêu thị thành phố. Ưu điểm của miến là sợi dai, dài, nấu lên để vài tiếng mà vẫn không bị nát.
Miến Việt Cường xuất hiện từ khá lâu, nguyên liệu làm miến là từ củ dong. Khâu chế biến khá phức tạp để ra được những gói miến ngon phục vụ tiêu dùng.
Địa chỉ bán miến Việt Cường:
Xóm Việt Cường, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Nem chua Đại Từ
Nhắc đến nem chua người ta nghĩ ngay đến Thanh Hóa, nem chua Thanh Hóa khi chín bóc ra ăn luôn. Ở Thái Nguyên cũng có nem chua, và nem chua ở đây có nét độc đáo riêng, khi ăn cần nướng qua bằng than củi.
Để có được món nem chua ngon, cần lựa chọn nguyên liệu chuẩn và làm đúng quy trình. Nem được chế biến từ: Thịt nạc mông, thính, hạt tiêu, tỏi, lá ổi, rượu. Nem được gói trong lá chuối và cho lên men đúng cách. Khi nem đã lên men đủ ngày, khi ăn cho nướng qua nếp than sau đó đem ra ăn sẽ cảm nhận được vị chua tự nhiên, mùi thơm của tiêu tỏi, quyện với vị chát của lá ổi rất dễ ăn.
Địa chỉ bán nem chua Đại Từ:
Xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Bánh Cooc Mò
Bánh Cooc Mò còn được gọi là bánh sừng trâu bởi nó có hình thù tựa cái sừng trâu. Đây là món bánh giản dị của đồng bào dân tộc Tày. Bánh được làm từ gạo nếp, không có nhân gói trong lá dong hay lá chuối.
Nguyên liệu quan trọng nhất để làm bánh là gạo nếp, gạo nếp phải trắng, thơm. Bánh được nấu 2 tiếng trong nước suối, khi chín bóc lớp vỏ ra đem bánh chấm với đường mật thì đúng là tuyêt vời. Bánh có độ dẻo, có mùi thơm của gạo, của lá, ăn không bị ngấy.
Địa chỉ mua bánh Cooc Mò:
Trung tâm hương mại Đồng Quang hoặc chợ Thái
Bánh ngải của người Tày
Bánh ngải có màu xanh lá, hình thù và cách làm gần giống bánh dày. Với sự khéo léo của người Tày, họ đã kết hợp gạo nếp và rau ngải cứu tạo thành một thức bánh thơm ngon, lại tốt cho sức khỏe.
Bánh ngải không cầu kì trong cách làm, nhưng lại công phu trong cách chọn nguyên liệu. Để cho ra mắt những chiếc bánh ngon thì phải lưu ý chọn gạo nếp nương, rau ngải non, đường phên, hạt kê rang vừa.Bánh ngải là một loại bánh chay, rất dễ ăn, không ngấy. Bánh có mùi thơm dẻo của gạo nếp, của lá ngải, lại có vị ngọt của đường, mùi thơm lừng của hạt kê. Theo truyền thống của người Tày, bánh ngải thường làm vào dịp lễ tết, thế nhưng do nhu cầu thị trường bánh ngải đã được bày bán trong cuộc sống thường nhật
Địa chỉ bán bánh ngải:
Chủ yếu xuất hiện tại 3 huyện: Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai.
Rau bò khai
Rau bò khai – cái tên này nghe có vẻ lạ lẫm. Đây là thứ sản vật bình dị của miền đất Thái Nguyên. Rau bò khai vừa có công dụng làm thuốc, vừa dùng để chế biến món ăn, hương vị không hề lẫn với bất kì loại rau rừng nào. Rau bò khai có lá gần giống rau ngót, ngọn mập mạp giống ngọn su su.
Món rau này có mùi khai vậy nên cái khéo của người chế biến là làm thế nào để át bớt mùi khai. Tuy nhiên, rau bò khai ai ăn được sẽ thấy rất ngon, nó mang hương vị rất tự nhiên.
Địa chỉ bán rau bò khai:
Chợ chùa Hang, chợ Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Tương nếp Úc Kỳ
Ai một lần đến với xã Úc Kỳ đều không thể bỏ qua cơ hội nếm thử vị ngọt đậm đà thơm lừng của tương nếp. Món đặc sản này được làm từ hạt lúa nếp Thầu dầu, một trong những điều tạo nên đặc trưng khác với các vùng làm tương nếp khác.
Nguyên liệu chính để làm tương chính là lúa nếp Thầu dầu, đỗ tương và muối trắng. Làm tương đòi hỏi sự cầu kỳ, công phu tỉ mỉ và giàu kinh nghiệm. Thành phẩm đạt yêu cầu là tương có màu sậm, sánh mịn và thơm mùi đỗ tương. Dùng tương làm món chấm, làm gia vị cho các món kho nấu thì tuyệt không gì bằng. Đến với Úc Kỳ bất cứ mùa nào trong năm, các gia đình đều có chum tương nếp thơm nồng.
Tôm cuốn Thừa Lâm
Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người dân làng Thừa Lâm của tỉnh Thái Nguyên có tục lệ gói tôm cuốn để dâng lễ ở đình làng. Tôm cuốn thực sự là một món ăn dân dã mang đậm hương vị làng quê.
Nguyên liệu chính cho món tôm cuốn là tôm tươi được nhặt rửa sạch rồi xâu vào que tăm. Trứng gà rán, giò nạc, thịt mỡ, hành củ. Khi ăn món này có thể chấm cùng gia vị, nước mắm, ớt, tiêu,… Vào những ngày Tết se lạnh được nhâm nhi chén rượu cùng món tôm cuốn béo giòn ngậy thì tuyệt còn gì bằng.