Top 5 Cuốn sách hay viết về ẩm thực Hà Nội hay và lôi cuốn nhất
Ẩm thực Hà Nội đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, được lưu truyền từ đời này sang đời kia, tạo nên hương vị đặc trưng. Và đã có rất nhiều cuốn sách viết về ẩm thực Hà Nội. Trong bài viết này Toplist xin gửi đến bạn các cuốn sách viết về ẩm thực Hà Nội hay và lôi cuốn nhất
Món Ngon Hà Nội – Hanoi Delicious Dishes
Nhận xét đầu tiên mà người ta nên đưa ra về món ăn Việt Nam phải là về các món ăn ngon của Hà Nội. Chính lịch sử hàng nghìn năm tuổi và bề dày văn hóa của thành phố đã góp phần không nhỏ tạo nên nét đặc sắc cho nơi đây. Hà Nội được ví là mảnh đất linh thiêng, nơi tập trung tinh hoa ẩm thực của mọi vùng miền trên cả nước. Đặc sản của cả dân tộc đã được đưa đến Hà Nội, được đánh giá, tôn vinh và lưu giữ tại đây, đồng thời hương vị đặc trưng của địa phương vẫn được duy trì.
Tất cả các món đặc sản, từ mấy bìa đậu phụ Mơ mềm mại, ngọt mát; một bát phở bò nghi ngút; mấy cặp chả cá thơm lừng; bát canh cá rô Đầm Sét; chén rượu tim rắn ấm nồng; đĩa giò Ước Lễ mềm đậm; vài phong bánh cốm trong ngày cưới; bánh cuốn Thanh Trì, bánh cốm Hàng Than, bánh tôm Hồ Tây, bánh chè lam Thạch Xá, bánh dợm Phú Nhi, bánh đa Sủi, bánh dày Quán Gánh…. Tất cả đã tạo nên một phong vị rất riêng của ẩm thực đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Những điều này cùng nhau tạo thành một hương vị riêng của ẩm thực Thăng Long – Hà Nội.
Link mua sách: https://nhatrangbooks.com/sach/mon-ngon-ha-noi-hanoi-delicious-dishes-bo-sach-song-ngu/?
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Miếng ngon Hà Nội
Miếng Ngon Hà Nội là tác phẩm bút ký xuất sắc của nhà văn Vũ Bằng, một nhà văn người Hà Nội gốc và rất sành về các món ăn Hà Nội. Tác phẩm được viết tại Hà Nội vào mùa thu 1952, sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn năm 1956, 1958, 1959. Cuốn truyện tập trung giới thiệu các món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.
Mỗi món ăn là một thiên bút ký, 15 món trong sách Miếng Ngon Hà Nội được nhà văn mô tả chăm chút, kỹ lưỡng, đều là các món “quốc hồn, quốc túy” mà bao thế hệ người Hà Nội đều mê, đều thèm: đầu bảng là phở bò, rồi phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, quà bún, chả cá! Tất cả đã làm nên diện mạo ẩm thực Hà Nội, làm nên hương vị cuộc sống truyền đời.
Link mua sách: https://tiki.vn/mieng-ngon-ha-noi-p417334.html?
A Đây Rồi Hà Nội 7 Món
“A đây rồi Hà Nội 7 món” là tuyển tập những bài viết của nhà văn Trần Chiến về Hà Nội trong ngót 30 năm qua với biết bao đổi thay. Cuốn sách có thể khiến nhiều người đang sống ở Hà Nội giật mình nhìn lại bản thân và Hà Nội mà mình đang sống. Tác giả đã vẽ lại Hà Nội dưới nhiều màu sắc, góc nhìn. Ở đó, có một Hà Nội đáng thương – một Hà Nội nhốn nháo, ồn ào, đông đúc. Trần Chiến vẽ nên “sương phố, mặt người” Hà Nội bằng một giọng văn điềm đạm quen thuộc.
Có lẽ, chính vì phong cách sống từ tốn, chậm rãi giữa một Hà Nội nhộn nhịp, vội vã đã giúp cho nhà văn có cái nhìn sâu sắc, chiêm nghiệm nhưng cũng đầy hóm hỉnh về Hà Nội. Nhưng trên hết, là một tấm lòng với Hà Nội. Chính ở điểm này, thông qua các tác phẩm về Hà Nội, nhà văn Trần Chiến đã được trao giải thưởng “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội, năm 2015.
Nhà văn Trần Chiến là con trai của nhà sử học nổi tiếng Trần Huy Liệu, cháu ngoại của học giả Nguyễn Văn Ngọc. Ông là người con duy nhất trong gia đình theo nghiệp văn chương của cha. Tập truyện ngắn Con bụi và tập tiểu thuyết Đèn vàng của ông đã hai lần giành giải thưởng của hội Văn học nghệ thuật và hội Nhà văn. Tiểu thuyết Bốn chín chưa qua được giải thưởng Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Link mua sách: https://www.fahasa.com/a-day-roi-ha-noi-7-mon-356606.html?
Hà Nội Tản Văn – Hàng Rong Phố Cổ
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền ẩm thực đường phố đó, người Hà Nội “Bước chân ra đến vỉa hè là đã có nhiều sự lựa chọn những món ăn ngon”. Có lẽ mà vì thế khẩu vị của người Tràng An cũng nhiều khắt khe và lắm phần khó tính. Hà Nội có những gánh hàng rong ngon nổi tiếng được giới sành ăn truyền tai nhau. Họ sẵn sàng lặn lội đường sá xa xôi, chờ đợi, xếp hàng để được đứng ngồi lố nhố mà xì xụp chan húp, thưởng thức một món ăn ngon. Và cái sự sành ăn đó của người Hà Nội đã được các danh nhân văn sĩ đất Thăng Long thể hiện trong Hà Nội Tản Văn – Hàng Rong Phố Cổ.
Đầu tiên, Thạch Lam dẫn ta đi một vòng Hà Nội, chỉ cho ta những thức quà ngon nơi góc phố đông người. Từ bánh rán nóng lạc điệu trong một sớm mai Hà Nội về lại chính tông bánh cuốn Thanh Trì. Từ hàng cháo, hàng xôi đến ngô bung, cơm nắm. Từ tiết canh lòng lợn dân dã đến bát phở trứ danh đất Hà Thành. Từ những món ăn du nhập từ bên ngoài như bánh mì kebab đến những món cổ truyền dân tộc như cốm vòng. Từ quà mặn sang quà ngọt. Đi cho hết một vòng của Hà Nội, Thạch Lam vẽ nên một bức tranh chung về nền ẩm thực đường phố chốn kinh đô với tất cả sự phong phú và hấp dẫn vốn có của mình. Rồi sau đó, các danh sĩ khác dắt ta đi vào từng con hẻm nhỏ để thưởng thức trọn vẹn những tinh hóa văn hóa ẩm thực trứ danh đất Hà Thành.
Chẳng biết tự bao giờ, những đôi quang gánh hàng rong, những mẹt, thúng nặng trĩu bao thức quà ngon rẻ đó đã đi cùng Hà Nội. Chỉ biết rằng, trong ký ức lẫn trong cuộc sống thường ngày của mỗi người Hà Nội, Hàng Rong Phố Cổ đã là một điều không thể thiếu.
Link mua sách: https://www.fahasa.com/ha-noi-tan-van-hang-rong-pho-co-sach-bo-tui.html
Hà Nội – Quán Xá Phố Phường
Cuốn sách là tập tản văn các bài viết về những điều bình dị ở Hà Nội. Chia thành 2 phần chính là phố phường với những con phố thân thuộc, gắn với những câu chuyện lịch sử như Đê La Thành, Hàng Đào, Hàng Ngang, không diêm dúa, đẽo gọt mà cố gắng mô tả, cung cấp thông tin vừa đủ để độc giả hình dung được khung cảnh và nhân vật, sự kiện đôi khi đã mờ khuất trong xa vắng đến những món ngon truyền thống đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn hương vị trong tâm trí người thưởng thức như bánh rán, bún ốc, bún cá, phở bò,…
Một nét khắc họa sâu hơn chân dung của thành phố nghìn năm tuổi của Uông Triều giữa muôn bức họa đã ra đời trước đó nhưng cũng không làm vơi đi nguồn cảm hứng nơi anh. Viết về Hà Nội, đọc về Hà Nội biết bao nhiêu cho chán. Từng bước, từng bước anh dẫn dắt người ta đến cầu Long Biên “là con đường đi lại mưu sinh của nhiều người lao động” và chỉ cần “nhìn hướng di chuyển của dòng người là biết bên nào là trung tâm thành phố”; giới thiệu một “người đàn bà trung niên quê Nam Định bán hàng miến trộn, bún riêu” trên phố Phan Đình Phùng và không xa là “hàng đậu phú mắm tôm của người đàn bà quê Thái Bình”; bắt tay làm quen “một ông cụ râu tóc bạc phơ, giữa mùa đông mà vẫn đánh trần, quần đùi áo cộc gánh nước tưới rau” ở phía sau chùa Láng…
Những thâu nhận ít nhiều sâu lắng đó, và hẳn cũng là thế mạnh của người viết đã khéo léo đẩy đưa làm cho ta khó lòng mà dừng bước nếu chưa đi đến trang cuối của cuốn sách. Những câu trích trong tác phẩm: – Hồ Tây vọng lên trong tâm tưởng người Hà Nội như một nơi lưu giữ những kỉ niệm. Tôi đã từng đi xe cả một ngày quanh hồ chỉ để ngắm nhìn, quan sát cảnh vật. Một khoảng lặng mênh mang, thơ mộng và đằm sâu văn hóa. Hồ Tây là thiên nhiên hoa cỏ, là cá tôm chim trời, là cuộc sống muôn màu trong lòng thành phố có nghìn năm tuổi… – Hà Nội phố nhiều, ngõ nhiều.
Link mua sách: https://tiki.vn/sach-ha-noi-quan-xa-pho-phuong-p91985942.html?